Tam thất tươi phơi khô
Tam thất tươi phơi khô chế biến thế nào? 1kg tam thất tươi đem phơi khô thì được bao nhiêu lạng tam thất khô?
Nhiều người, muốn sử dụng tam thất khô nhưng họ không biết mua ở đâu để được hàng xịn. Để tránh rủi ro người ta tìm mua tam thất tươi về, tự chế biến, đem phơi khô sử dụng.
Thời điểm mua tam thất tươi khi nào là tốt nhất?
Theo khoa học, thời điểm để khai thác các cây thuốc dạng củ tốt nhất là cuối thu và mùa đông. Thời tiết cuối thu bắt đầu lạnh, cây bắt đầu ít trao đổi chất. Các chất dược liệu sẽ tập trung ở bộ phận củ. Vì thế, để có được tam thất tươi chất lượng tốt thì các bạn hãy nên mua vào thời gian từ tháng 10 tới hết tháng 1 dương lịch.
Sơ chế tam thất tươi thế nào?
Sau khi mua tam thất tươi về. Các bạn hãy dùng vòi nước mạnh để xịt rửa sạch. Việc dùng nước cao áp sẽ làm cho các kẽ đất rơi ra ngoài, ít ảnh hưởng dập củ. Không nên dùng bàn chải để chà chải, vì chà chải sẽ làm củ bị dập, đất ăn sâu vào thịt củ.
Tam thất tươi chứa rất nhiêu nước. Vì thế khi rửa xong các bạn phải mang ra phơi nắng hoặc sấy luôn để tránh thối củ. Các bạn tại hộ gia đình, không có máy sấy thì tốt nhất hãy thái thành lát mỏng rồi mới mang phơi. Thái lát mỏng để dễ khô hơn, thuận tiện mai sau tán bột.
1 kg củ tam thất tươi đem phơi sẽ được bao nhiêu tam thất khô?
Tam thất tươi đem sấy khô. Khối lượng củ khô thu được còn phụ thuộc vào độ già của củ tam thất tươi. Nếu củ già, thì tỉ lệ hao hụt ít hơn củ non. Thông thường, 1kg củ tươi đem phơi sẽ cho 300 gam củ khô. Hay 3 kg củ tươi đem phơi sẽ được 1kg củ khô.
Với tỉ lệ 3:1, các bạn cũng sẽ tính được giá bán tam thất khô và tươi chênh nhau như thế nào rồi. Thế nên, 1kg củ khô mà bán giá 1.0 triệu đồng là rất rẻ mạt. Đó chỉ là những loại tam thất giá rẻ ít chất mà thôi, chắc chắn không thể là hàng chất lượng.
Với chia sẻ trên đây, các bạn đã biết tam thất tươi phơi khô làm như thế nào, tỉ lệ hao hụt ra làm sao. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị khi tự làm tam thất khô từ tam thất tươi nhé.
Add Comment